Phát hành Bravely Default

Bravely Default công bố lần đầu tiên vào tháng 9 năm 2011, dưới tựa gốc bằng tiếng Nhật, là một trong những game chủ lực cho hệ máy 3DS năm 2012 của Nintendo, cùng với các tựa như Monster Hunter 4Fire Emblem Awakening.[22] Từ tháng 2 đến tháng 9 năm 2012, năm bản chơi thử khác nhau lần lượt phát hành thông qua Nintendo eShop. Bản chơi thử đầu tiên giới thiệu Agnès và cách điều khiển nhân vật.[23] Phát hành vào tháng 3, bản thứ hai xuất hiện nhân vật Tiz và vài cảnh khám phá thị trấn.[24][25] Bản chơi thử thứ ba phát hành vào tháng 6 và giới thiệu hệ thống chiến đấu và Edea.[26] Phát hành vào tháng 8, bản chơi thử thứ tư có Ringabel xuất hiện, giới thiệu các Job cùng hệ thống tùy biến nhân vật.[27] Phát hành vào tháng 9 và cũng là cuối cùng, bản chơi thử thứ năm bao gồm các tính năng từ tất cả các bản trước đó, các yếu tố Friend Summons và tái thiết xã hội như Abilink và Norende. Việc phát hành bản chơi thử thứ năm cũng kết thúc việc bán các bản chơi thử khác.[28] Các bản chơi thử phát triển song song với trò chơi chính dưới dạng những trải nghiệm độc lập, vẫn dựa theo một số điểm trong trò chơi.[12] Hãng cũng giới thiệu một nhóm chuyên nhận phản hồi để điều chỉnh lối chơi. Mỗi bản chơi thử bao gồm một bộ phim AR có một trong những nhân vật chính.[8]

Bravely Default chính thức phát hành vào ngày 11 tháng 10 năm 2012. Cùng với phiên bản tiêu chuẩn, Square Enix phát hành phiên bản sưu tập, bán độc quyền thông qua cửa hàng trực tuyến. Phiên bản nhà sưu tập bao gồm một poster AR, một bản nhạc, một cuốn sách hình vẽ và một vỏ bảo vệ 3DS cùng chủ đề.[29] Nội dung có thể tải xuống dưới dạng bổ sung trang phục cho nhân vật phát hành thông qua mã khuyến mại và nội dung sau phát hành. Một phiên bản cập nhật có tựa đề Bravely Default: For the Sequel,[lower-alpha 3] công bố vào tháng 8 năm 2013 trong Weekly Shōnen Jump bản phát hành vào ngày 5 tháng 12 năm đó.[30] Đối với For the Sequel, có hơn một trăm cải tiến và điều chỉnh khác nhau: bao gồm các vị trí lưu bổ sung, độ khó bổ sung, tùy chọn lưu tự động, các cảnh phụ mới, các yếu tố trò chơi mới như khả năng "Bravely Second" và phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ. Những thay đổi này dựa trên bảng câu hỏi do công ty gửi cho người dùng sau khi phát hành phiên bản gốc.[31] Theo các nhân viên, For the Sequel được dự định là "phiên bản thử nghiệm" cho phần tiếp theo, bắt đầu phát triển sau thành công của Bravely Default.[32][33]

Phát hành ra ngoài

Trước bất kỳ thông báo chính thức nào về việc phát hành ở phương Tây, nhiều nhà báo trích dẫn Bravely Default là một trò chơi nên được phát hành rộng ra cho các thị trường phương Tây.[34][35][36] Tháng 10 năm 2012, Asano tuyên bố không có kế hoạch cho phiên bản nước khác, nhưng người hâm mộ nên tiếp tục yêu cầu để xác nhận nguyện vọng của họ.[7] Bản dịch chính thức được công bố vào tháng 4 năm 2013.[37] Nintendo đảm nhận nhiệm vụ xuất bản ở nước ngoài.[38] Phiên bản phương tây dựa trên bản mở rộng For the Sequel, phát hành ở châu Âu vào ngày 6 tháng 12 năm 2013.[39] Một báo cáo sai trước đó trong báo cáo tài chính của Nintendo, đề cập bản phát hành tại châu Âu sẽ là vào năm 2014, nhưng sau đó Nintendo of Europe đã sửa lại.[40] Tại Úc, trò chơi phát hành vào ngày 7 tháng 12.[41] Tại Bắc Mỹ, trò chơi phát hành vào ngày 7 tháng 2 năm 2014.[42] Cả ở Bắc Mỹ và Anh phát hành thêm một phiên bản dành cho nhà sưu tập, bao gồm nhạc phim, sách tranh nghệ thuật và hơn ba mươi thẻ AR.[42][43] Ấn bản ở Anh có thêm một bức tượng Agnès nhỏ.[8] Trò chơi phát hành tại Hàn Quốc vào ngày 16 tháng 4, mặc dù không được dịch sang tiếng Hàn, trái ngược với các bản phát hành khác của Nintendo như Shin Megami Tensei IV.[44]

Bill Black và công ty Binari Sonori của ông đảm nhận quá trình bản địa hóa, tác phẩm trước đó của công ty là Demons' Score cho Square Enix và World of Warcraft: The Burning Crusade cho Blizzard Entertainment.[45] Một nhân viên chủ chốt khác là Timothy Law, biên tập viên chuyên về dịch thuật của Square Enix, ông giám sát việc dịch và ghi âm giọng nói. Một yếu tố quan trọng của bản dịch đó là phải tạo ra một thách thức mới trong hội thoại, khi bản dịch ra tiếng nước ngoài được yêu cầu phải có cách chơi chữ tương đương với cách chơi chữ sử dụng trong bản tiếng Nhật. Một ví dụ về điều này là nghề Performer và người được trang bị Job đó, sau này đã được điều chỉnh tên lại sau khi cân nhắc nhận thức về giới tính của người dân Châu Âu. Một ví dụ khác là nhu cầu tạo ra những câu đùa vô nghĩa trong tiếng Nhật, chẳng hạn như Agnès bình luận về việc tìm kiếm một "bùa may mắn". Tựa phụ "Flying Fairy" cũng bị bỏ đi khi phát hành ở phương Tây vì nó có thể gây ấn tượng sai về nội dung thân thiện với gia đình do nhận thức văn hóa khác nhau đối với Nhật Bản. Các diễn viên lồng tiếng người Anh được chọn lựa kỹ càng để có chất âm nghe giống với các diễn viên lồng tiếng người Nhật nhất có thể, và cả các điều chỉnh đối với nhân vật thông qua diễn xuất của diễn viên: bao gồm việc làm cho Ringabel gợi tình hơn và điều chỉnh tiếng gầm gừ giận dữ của Edea giữa các phiên bản ngôn ngữ. Trò chơi sử dụng cả bản lồng tiếng Anh và Nhật, cùng với phụ đề bằng nhiều ngôn ngữ.[46] Bản dịch phương Tây có sự kiểm duyệt liên quan đến một số tài liệu khiêu dâm trong bản gốc: độ tuổi của các nhân vật chính tăng lên để không còn dưới tuổi vị thành niên theo tiêu chuẩn của phương Tây, như 15 tuổi thay đổi thành 18 tuổi, và hai trong số các trang phục của nhân vật nữ chính cũng chỉnh sửa để trở nên kín đáo hơn.[47]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bravely Default http://www.1up.com/previews/bravely-default-final-... http://andriasang.com/con0dr/bravely_default_demo_... http://andriasang.com/con0dw/bravely_default_demo_... http://andriasang.com/con0fp/bravely_default_inter... http://andriasang.com/con1ng/bravely_default_demo/ http://andriasang.com/con1ol/bravely_default_date/ http://andriasang.com/con1rb/bravely_default_tweet... http://andriasang.com/con22y/bravely_default_demo/ http://andriasang.com/con258/bravely_default_dlc/ http://andriasang.com/con2mq/bravely_default_demo/